6 sai lầm chí mạng của CEO khiến DN khó lớn (phần 1)
13/10/2022

1. Nhầm lẫn giữa lợi nhuận và dòng tiền

Dẫu biết dòng tiền và lợi nhuận đều quan trọng trong kinh doanh, nhưng như cha đẻ của quản trị hiện đại Peter Drucker đã nói “Nhiều chủ DN khởi nghiệp cho rằng lợi nhuận là quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ ở vị trí thứ hai. Dòng tiền là quan trọng nhất”.

Nếu ví doanh nghiệp của bạn như cơ thể người thì dòng tiền là dòng máu. Nếu bạn mất hết máu, bạn sẽ chết. Trong kinh doanh cũng vậy, nếu cạn tiền, doanh nghiệp chắc chắn bị xóa sổ. Không có tiền thì chết ngay, không có lợi nhuận thì chết từ từ!

Nhưng tiếc thay, Báo cáo duy nhất các chủ Doanh nghiệp quan tâm là Báo cáo kết quả kinh doanh. Điều đó hoàn toàn sai lầm. BCKQKD – Báo cáo Dòng tiền – Bảng cân đối kế toán bộ 3 gắn kết mật thiết và thể hiện sức khỏe tài chính của Doanh nghiệp. Cơ thể người cũng vậy, đừng coi bộ phận nào quan trọng hơn, không 1 chỉ số nào đại diện cho mọi thứ để nói về sức khỏe của bạn. Việc tính lợi nhuận từng hợp đồng, từng đơn hàng là cần thiết vì lợi nhuận giúp tạo dòng tiền bền vững. Chưa hẳn cái gì tăng đã tốt, giảm đã xấu.

Chẳng hạn: bạn có lợi nhuận, có dòng tiền vẫn có nguy cơ phá sản bởi lợi nhuận ấy bạn không chia lại cho khách hàng, cho nhân viên tương lai bạn sẽ mất thị phần và lợi thế cạnh tranh. Không phải cái gì lên là tốt cái gì giảm là xấu. Lợi nhuận tăng, quy mô tài sản giảm chưa hẳn xấu nếu bạn cắt lỗ 1 nhóm ngành không hiệu quả, giảm định phí của nhóm ngành đó.

Thông điệp: Đừng chỉ chạy theo tăng trưởng, bán hàng bằng mọi giá, cạnh tranh bằng giá và gia hạn nợ! Đó là biện pháp tự thắt cổ chính mình. Bạn có thể tạm thời chiến thắng trong mặt trận đơn hàng nhưng sẽ chết trong mặt trận hoạt động.

Vì vậy, Một doanh nghiệp tốt là doanh nghiệp vừa có tăng trưởng, vừa có lợi nhuận, vừa có dòng tiền tốt từ kỳ này sang kỳ khác. Hãy nhớ rằng: doanh thu là quan trọng, lợi nhuận là quan trọng hơn, nhưng cầm được tiền trong tay mới là quan trọng nhất.

Song song với lợi nhuận, đừng quên kiểm soát vốn lưu động (nợ phải thu, hàng tồn kho) và tiền để có kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Nếu đi nợ được 20% tổng giao dịch nhưng cho nợ đến 40% tổng doanh thu của anh thì có lợi nhuận đến 50% anh vẫn hoàn toàn khó khăn. Đôi khi đối thủ nhằm vào lúc dòng tiền của mình yếu quá, họ kiện để chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu, đương nhiên anh bị ăn tươi nuốt sống.

Hãy giữ kỷ luật tài chính bằng việc lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch dòng tiền. Đừng bốc chỗ nọ bỏ chỗ kia, đừng giật gấu bá vai, đừng xử lý chi tiêu sự vụ.

Tính ra lợi nhuận phải tính luôn, dòng tiền mang lại cho công ty là bao nhiêu, có về kịp trong 3 tháng không? Hãy cân tiền sao cho đủ duy trì hoạt động của doanh nghiệp tối thiểu 3 tháng. Bạn lời 5 tỷ nhưng liệu 3 tháng nữa, 5 tỷ đó có về không, nếu chỉ về dưới 50%, hãy xem lại.

2. Tiêu nhầm tiền, tiêu sai mục đích, sai tính chất của nguồn vốn

Tại sao vậy? Tiền tôi tôi tiêu tại sao nhầm? Thế mà chúng ta cứ tiêu nhầm hoài.

– Chúng ta có công thức lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Chi phí gồm nguyên vật liệu đầu vào, nhân sự, dịch vụ mua ngoài, chi phí trả trước dài hạn + Chi phí Khấu hao. Chi phí trả trước dài hạn + Tài sản cố định bạn tiêu từ lâu rồi, khấu hao bản chất là lấy một phần giá trị tài sản đầu tư trước đó bỏ vào chi phí trong hiện tại. Đó là hoạt động thu hồi vốn, bạn đầu tư xe 1 tỷ khấu hao 10 năm mỗi năm 100 triệu tức 1 năm bạn sẽ thu hồi 100 triệu. Nhưng tiếc thay, kế toán không tách riêng quỹ thu hồi khấu hao, khi kinh doanh có lời, tiền bỏ ra trước đó dôi ra 1 khoản là khấu hao, là tiền của mình bỏ ra đầu tư trước đó mà. Bạn lấy tiền trong quá khứ để tiêu, chứ không phải tiền do kinh doanh tạo ra.

– Tiêu nhầm thứ 2 là Bạn vay tiền tài trợ cho hoạt động kinh doanh mà tưởng tiền của mình tiêu như đúng rồi.

– Vay ngắn lãi suất vay thấp, nhưng đừng vì thế bạn vay ngắn để đầu tư dài. Đừng tưởng tôi cứ vay được tiền là tôi tài trợ gì cũng được. Bởi khi ngân hàng cắt khoản vay dự án đầu tư dài hạn, dòng tiền của bạn sẽ ảnh hưởng và rất dễ mất thanh khoản.

Các bài viết khác