Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp có gì hay?
17/03/2023

Là kế toán chắc hẳn các bạn sẽ không lạ lẫm với báo cáo lưu chuyển tiền tệ có 2 phương pháp: trực tiếp, gián tiếp trong đó Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp được các công ty kiểm toán ưa chuộng và lập cho các DN trên sàn. 2 phương pháp khác nhau duy nhất lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. Dù là phương pháp nào đi nữa thì cũng sẽ ra cùng một kết quả. Nhưng liệu chúng ta đã hiểu bản chất của loại báo cáo lưu chuyển tiền theo phương pháp gián tiếp hay chưa hay chỉ làm máy móc cho xong. Để anh chị dễ hình dung, Học Viện Quản Trị BOS chia sẻ thông qua câu chuyện sau nhé:

Phân biệt 2 loại báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp. Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền đến từ 3 hoạt động: kinh doanh, đầu tư, tài chính. 2 loại BCLCTT chỉ khác nhau duy nhất ở lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD.

  • Nếu lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phương pháp trực tiếp, mình lấy toàn bộ các khoản thu được bằng tiền (từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, thu khác) trừ đi các các khoản chi ra bằng tiền của hoạt động kinh doanh (trả nhà cung cấp, trả lương, lãi vay, thuế TNDN, khác, …) sẽ ra lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD.
  • Nếu lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phương pháp gián tiếp, mình lấy lợi nhuận trước thuế điều chỉnh các khoản doanh thu không thu bằng tiền, chi phí không chi ra bằng tiền, điều chỉnh thay đổi vốn lưu động và các khoản thu chi khác liên quan HĐKD. Phương pháp gián tiếp này sẽ giúp anh trả lời thắc mắc “Sao DN lãi mà vẫn không thấy tiền đâu, vay nhiều thế?”
  • Với lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và tài chính thì 2 báo cáo giống nhau. Tiền từ hoạt động đầu tư là tiền đầu tư mua sắm tài sản, đầu tư vào đơn vị khác, thu thanh lý tài sản,… Tiền từ hoạt động tài chính liên quan đến hoạt động huy động vốn và trả vốn: góp vốn, phát hành cổ phiếu, vay ngân hàng, trả lại vốn, trả gốc vay, trả cổ tức.

Xem thêm:

Trình tự xây dựng hệ thống báo cáo quản trị đạt chuẩn

Nắm trong tay Gỉai pháp “Vàng” Cách thức định biên nhân sự

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp có gì hay? Doanh nghiệp có lợi nhuận vẫn đối mặt nguy cơ phá sản?

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp có gì hay? Doanh nghiệp có lợi nhuận vẫn đối mặt nguy cơ phá sản?

Tại sao dòng tiền từ HĐKD lại lấy lợi nhuận trước thuế điều chỉnh?

Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu Chi phí. Nhưng không phải tất cả các giao dịch bán hàng ghi nhận doanh thu cũng thu được tiền, không phải tất cả các khoản chi phí đều chi ra bằng tiền nên mình sẽ lấy lợi nhuận trước thuế loại đi những khoản thu chi không bằng tiền, loại trừ những khoản không liên quan hoạt động kinh doanh và điều chỉnh thay đổi vốn lưu động.

Cách điều chỉnh các khoản trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thứ nhất: Điều chỉnh các khoản chi phí không thực chi bằng tiền

  • Chi phí khấu hao: năm ngoái mua ô tô anh đã chi toàn bộ tiền 2 tỷ rồi, giờ định kỳ hàng tháng trích chi phí nhưng thực tế không có tiền đi ra nữa ạ.
  • Các khoản dự phòng: chỉ trích lập trên sổ sách chứ chưa có tiền ra vào anh ạ
  • Lãi lỗ do đánh giá lại tỷ giá hối đoái: mới ghi nhận doanh thu/ chi phí trên sổ sách chứ tài khoản tiền của mình chưa thay đổi vì mình đã mua bán đâu anh, chỉ khi mua bán mới thu về hoặc chi ra. Ví dụ: mình mua 1000 đô cất két lúc mua đô 22.000 đồng, giờ đô lên 24.000 đồng, mới đánh giá lại thì tài khoản của mình cũng chưa có tăng lên 2.000×1000, tiền chỉ thực sự vào ra khi chúng ta có giao dịch mua bán. Nên lãi chênh lệch tỷ giá thì mình loại trừ khỏi lợi nhuận, lỗ thì cộng thêm vào lợi nhuận để ra dòng tiền anh ạ.
  • Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư: loại ra vì thuộc mình đang tính cho HĐKD thôi
  • Chi phí lãi vay có 2 phần: chi phí lãi vay ghi nhận vào chi phí nhưng chưa trả nên chúng ta cộng vào lợi nhuận, khi trả ra thì trừ đi để ra dòng tiền. Chi phí lãi vay trích trừ đi chi phí lãi vay đã trả = nhau có nghĩa là chúng ta đã trả hết lãi.

Thứ hai: Điều chỉnh các khoản trên BCĐKT ảnh hưởng đến dòng thu chi (thay đổi vốn lưu động)

  • Tăng giảm phải thu: đáng lẽ chúng ta thu được tiền nhưng đối tác chiếm dụng thì lợi nhuận loại trừ khoản phải thu. Nếu phải thu kỳ này > kỳ trước (khoản bị chiếm dụng tăng) thì lấy Lợi nhuận điều chỉnh giảm (tiền giảm), ngược lại khoản bị chiếm dụng giảm thì tiền tăng, lấy lợi nhuận điều chỉnh tăng. Tương tự với các khoản vốn lưu động khác: hàng tồn kho, chi phí trả trước, … cũng tính chất tương tự nợ phải thu.
  • Ngược lại nợ phải thu là nợ phải trả: thay vì trả nợ, nhưng mình khất nên tiền tăng -> điều chỉnh tăng lợi nhuận, ngược lại nếu trả nợ nhiều hơn -> tiền giảm, điều chỉnh giảm lợi nhuận

Thứ ba: Các khoản thu chi khác

  • Thuế TNDN đã nộp sẽ làm giảm tiền, điều chỉnh giảm vào Lợi nhuận trước thuế
  • Thu khác điều chỉnh tăng: từ nguồn kinh phí sự nghiệp, hỗ trợ ghi tăng quỹ, thu cổ phần hóa, …
  • Chi khác điều chỉnh giảm: chi từ quỹ khen thưởng, chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, chi phí cổ phần hóa, …
 

Qua màn đối thoại trên, liệu bạn đã rõ bản chất tại sao chúng ta cần lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp rồi đúng không? Đó cũng là lí do báo cáo của các công ty lên sàn thường làm. Nếu nắm rõ quy luật vận động của dòng tiền, chúng ta sẽ tự tin vận hành doanh nghiệp và không còn sợ số nữa. Chúc các bạn thành công!

Đăng ký để nhận bài viết, biểu mẫu, video miễn phí của BOS 

​Download miễn phí nhiều tài liệu biểu mẫu quản lý DN, tài chính, nhân sự, kế toán thuế & hàng trăm video bài giảng hay về quản trị, tài chính, nhân sự, kế toán, kiểm soát nội bộ dành cho Member…
Các bài viết khác