CÂN ĐỐI LÀ VIỆC CỦA KẾ TOÁN, TẠI SAO CEO PHẢI HIỂU?
21/04/2023

Làm sao để bớt ngu tài chính? Đó là cửa miệng của rất nhiều giám đốc khi chia sẻ. Phải chăng bạn cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự, hãy cùng Học Viện Quản Trị BOS tìm hiểu về vấn đề này thông qua đoạn hội thoại dưới đây.

Cân đối là việc của kế toán, tại sao CEO phải hiểu?

CEO: Công ty anh tháng nào kế toán cũng báo cáo đầy đủ. Nhưng thực tế là: kế toán không ghi sổ hoặc chỉ ghi sổ chợ, hỏi đến báo cáo mỗi lúc một số và không thể cân đối số liệu lập báo cáo tài chính. Báo cáo sếp nhận được thường là báo cáo bất thường sự vụ, cần lúc nào hỏi lúc đó và đợi vài hôm mới nhận được kết quả, không biết đúng hay sai. Thậm chí có những công ty nhỏ, sếp tự làm hết do không tin kế toán hoặc để tiết kiệm tiền thuê nhân sự. Điều đó không sai vì công ty nhỏ gì cũng đến tay sếp, sếp biết hết. Nhưng DN của bạn cũng cần phải lớn chứ, và khi quy mô tăng lên, mọi thứ sẽ rối bời, sếp sẽ chẳng nhớ gì cả.

Chủ doanh nghiệp phân trần: Tháng 1 em chi tiền thuê nhà cho quý là 90 triệu thì em hạch toán chi phí tháng 1 là 90 triệu, em bán hàng tồn kho ế ẩm thu được 5 đồng thì lãi đó em được tiêu, em bán máy thu được tiền, khách hàng trả trước tiền cho em, có tiền em cứ nghĩ cách tiêu thôi nhỉ?. Xin thưa, lợi nhuận sinh ra dòng tiền nhưng không có nghĩa lợi nhuận là tiền. Hàng tồn kho bạn mua giá vốn 6 đồng nhưng bán 5 đồng là bạn đang lỗ ít nhất là 1 đồng, chưa kể các chi phí quản lý, lãi vay, chi phí bán hàng,…Bạn tiêu tiền bán máy chính là tiêu khấu hao, tiêu chính khoản đầu tư ban đầu,…

Hoặc công ty chị doanh thu vài trăm tỷ, gần trăm đại lý trên toàn quốc, hàng luân chuyển rất tốt nhưng được hỏi chị có bao nhiêu tiền, tài sản chị có bao nhiêu, gồm những gì thì chị lắc đầu hồn nhiên “Chị chịu”, “Giờ tài khoản có vài trăm triệu, tháng này không biết lấy đâu tiền trả lương nhân viên”, … Xin cảnh báo là tình huống này đặc biệt rủi ro với những công ty kinh doanh kiểu chuỗi, chị không biết từng cửa hàng có bao nhiêu tiền, chị lấy tiền cửa hàng nọ nuôi cửa hàng kia, đến khi khủng hoảng thì không còn tiền đâu mà đắp, thế là chết.

Và một thực trạng rất phổ biến là sự nhập nhằng giữa chi tiêu cá nhân và chi tiêu doanh nghiệp, chi tiêu vô tội vạ, không ghi chép, không chứng từ. Nhiều giám đốc tự rút tiền công ty tiêu không báo kế toán ghi chép, hoặc lấy tiền cá nhân chi cho công ty nhưng quên ghi sổ hoặc nghĩ khoản chi đó nhỏ cũng chẳng đáng bao nhiêu. Tệ hơn là nhiều chủ doanh nghiệp không nhớ nổi mình đã bỏ ra bao nhiêu tiền đầu tư vào doanh nghiệp này rồi?

Xem thêm: 

Bài viết lấy ví dụ đơn giản thế này nhé: Giả sử bạn chuẩn bị khởi sự, bạn dự kiến Doanh thu thuần năm đầu là 1 tỷ đồng, giá vốn chiếm 80% = 800tr, hàng tồn kho dự kiến quay 6 vòng, kỳ thu tiền bình quân 45 ngày, bạn được nợ nhà cung cấp 30 ngày, tỷ suất LN sau thuế trên doanh thu dự kiến 5%, tỷ suất LN vốn chủ sở hữu kỳ vọng 14%, tỷ suất LN trên vốn đầu tư = 10% và bạn không vay dài hạn.

Bạn sẽ tính nhanh:

  • Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu thuần x tỷ lệ LNST/ DTT = 50
  • Tổng tài sản = LNST / tỷ suất LNST trên VĐT = 500
  • VCSH = LNST / tỷ suất LNST trên VCSH = 357
  • Nợ phải trả = Tổng tài sản – VCSH = 143
  • Hàng tồn kho = Giá vốn / số vòng quay HTK = 133
  • Nợ phải thu = Doanh thu 1 ngày x kỳ thu tiền bình quân = (1000/360)x20=56 = 56
  • Kỳ luân chuyển vốn (chu kỳ tiền mặt) = Kỳ luân chuyển HTK + kỳ thu tiền bình quân – kỳ trả tiền bình quân = 360/6+45-30=75 ngày
  • Nhu cầu Vốn lưu động = giá vốn hàng bán bình quân 1 sản phẩm x số lượng sản phẩm/ ngày x kỳ luân chuyển vốn = 0,03x74x75=166
  • Tài sản ngắn hạn = nhu cầu vốn lưu động + nợ ngắn hạn = 166+143=309
  • Tài sản dài hạn = Tổng tài sản – tài sản ngắn hạn = 500-309=191
  • Tỷ lệ hàng tồn kho/ doanh thu thuần 13,3%, tỷ lệ hàng tồn kho/ tổng tài sản 26,6%
  • Tỷ lệ nợ phải thu/ doanh thu thuần 5,6%, tỷ lệ nợ phải thu / tổng tài sản 11,2%
  • Tỷ lệ nợ / tổng tài sản 28,6%
  • Theo nghiên cứu của quỹ NAFORTED: công ty có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tốt giữ từ 8-9% tổng tài sản của họ dưới hình thức tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Trái lại công ty sẽ nắm giữ nhiều tiền mặt hơn, trung bình khoảng 15% trong tổng tài sản.

Như vậy bạn đã trả lời câu hỏi, để đạt quy mô doanh thu 1 tỷ cần vốn đầu tư (tổng tài sản) 500tr; trong đó từ nguồn tự có 357tr, vay nợ 143tr, phân bổ tài sản ngắn hạn 309tr, tài sản dài hạn 191. Với những toan tính này, bạn sẽ có cơ sở đối chiếu với giá trị sổ sách kế toán và điều chỉnh để tránh lệch lạc. Tôi tin chắc rằng, bạn sẽ trong tình cảnh giật gấu bá vai và không thể hoạch định tài chính nếu không biết mình có bao nhiêu tiền. Và khi cần kêu gọi đầu tư, mở rộng quy mô, sẽ không ai muốn đầu tư vào công ty bùng nhùng sổ sách và thiếu minh bạch như vậy. Ngay cả khi bạn muốn lập kế hoạch đầu tư, muốn bán lại doanh nghiệp nhưng không biết mình có bao nhiêu tài sản thì sẽ rất khó trong thương thảo, đàm phán bởi vị thế của bạn yếu kém.

Lời khuyên – Hãy luôn tự hỏi và trả lời:

1. Ngay lập tức, yêu cầu kế toán hoàn thiện sổ sách để biết mình có bao nhiêu tài sản, tài sản ngắn hạn là bao nhiêu, dài hạn bao nhiêu? Tài sản ấy hình thành từ nguồn vốn nào?

Tài sản ấy có chất lượng không? Hàng tồn kho, nợ phải thu đang nhiều hay ít, biến động qua các kỳ ra sao, thời gian luân chuyển bao lâu? Chính sách đẩy hàng và thu hồi công nợ, kiểm soát KPI số ngày phải thu thế nào? Rà soát công nợ, phân loại khách hàng chưa? Nguyên nhân, biện pháp cải thiện?

2. Đừng bán hàng bằng mọi giá nữa vì càng bán bạn càng lỗ, bởi ngay khi bán hàng không thu được tiền đã phải xuất hóa đơn VAT, tạm nộp thuế TNDN và áp lực quay vòng vốn, chạy tiền quanh năm là khó tránh khỏi. Kiếm tiền phải song song giữ tiền. Muốn phát triển bền vững, hãy cân bằng tăng trưởng – lợi nhuận – dòng tiền.

3. Tính xem Doanh nghiệp của bạn có khả năng thanh toán nợ đến hạn hay không? Lợi nhuận làm ra có đủ trang trải lãi vay hay không? Lãi vay có ăn mòn vốn chủ không? Khi nào nên vay? Vay bao nhiêu là an toàn? Muốn đi đến đích bạn phải xem mình đang đứng ở đâu, muốn đi đâu, đúng không nào,…

Đăng ký để nhận bài viết, biểu mẫu, video miễn phí của Học Viện Quản Trị BOS

​​Download miễn phí nhiều tài liệu biểu mẫu quản lý DN, tài chính, nhân sự, hệ thống kế toán thuế & hàng trăm video bài giảng hay về quản trị, tài chính, nhân sự, kế toán, kiểm soát nội bộ dành cho Member… Vui lòng đăng ký tại đây để tải về!

Tác giả Hà Quỳnh – MBA, CPA – Chủ Tịch Học Viện BOS

Xem thêm các video hấp dẫn của Học Viện Quản Trị BOS tại:

Các bài viết khác