Chìa khoá của mọi vấn đề nằm ở chính bản thân bạn!
Không có ai chưa từng “nếm mùi” thất bại. Việc quan trọng là tìm được nguyên nhân của những thất bại để thành công trong tương lai. Hãy đọc những chia sẻ rất gần với cuộc sống đời tường sau đây, bạn sẽ thấy đâu đó có hình ảnh của chính mình…
Tôi ngồi lì bên cây đàn cả buổi sáng để luyện tập bản nhạc mà tôi đã tập cả tuần nay. Nhưng mọi cố gắng đều thất bại. Bản nhạc không êm ái như tôi mong muốn.
Tôi không thể tiếp tục luyện tập nếu không tìm ra lý do thực sự khiến tôi thất bại.
Đâu là nguyên nhân của thất bại?
Tôi nhận ra rằng, khi tôi thất bại, thì người cần đổ lỗi duy nhất chính là tôi. Chính là do tôi đã không làm mọi cách để phát huy hết năng lực của mình.
Mỗi khi bạn thất bại, bạn rất dễ tìm một ai đó để đổ lỗi. Tôi kinh doanh lỗ do chủ nhà thu tiền thuê nhà quá cao, do luật sư không tư vấn hợp đồng hợp lý và thấu đáo. Tôi không được trả lương cao do người quản lý không hiểu được công việc của tôi phức tạp đến mức nào, do đồng nghiệp không hợp tác kịp thời để tôi hoàn thành công việc. ….
Thực tế trong hầu hết các trường hợp, mỗi cá nhân lẽ ra cần phải cố gắng để thực hiện tốt công việc và thu lại kết quả tốt. Tôi lẽ ra nên hỏi kỹ để hiểu về các điều khoản của hợp đồng từ nhiều nguồn khác nhau. Tôi cũng nên quản lý thời gian tốt hơn. Tôi lẽ ra nên nói rõ những thách thức công việc mà mình gặp phải với người quản lý. Lẽ ra tôi nên có kế hoạch dự phòng tốt trong mọi trường hợp, đặc biệt khi hợp tác với các đồng nghiệp khác.
Tôi đã nhận ra mối quan hệ tương tự giữa “sự đổ lỗi” với hành động của bản thân khi áp dụng cách suy nghĩ này để giải thích cho những sai lầm trong sự nghiệp và tài chính cá nhân.
Tôi nên trách móc một đồng nghiệp cũ vì đã chen chân vào cuộc sống gia đình tôi, hay tôi nên xem xét lại bản thân mình vì đã không giải quyết vấn đề gia đình theo cách tốt nhất. Tôi nên đổ lỗi cho nhân viên marketing vì đã thuyết phục tôi bỏ ra một số tiền quá lớn để thuê văn phòng một cách không cần thiết hay tôi nên trách chính bản thân mình vì đã không có sự suy xét cẩn trọng trước khi ký hợp đồng.
Tôi nên đổ lỗi cho cha mẹ và nhà trường vì không cung cấp cho tôi đầy đủ kiến thức về quản lý tài chính cá nhân, hay tôi nên trách bản thân mình đã không quan tâm thực sự đến vấn đề này và sử dụng quá nhiều thẻ ghi nợ để mua sắm một cách hoang phí.
Tìm động lực để sửa chữa sai lầm
Cùng với việc nhận ra chính mình mới là người cần đổ lỗi cho mọi sai lầm, mỗi cá nhân cũng cần tìm động lực để thúc đẩy mình hành động nhằm đạt kết quả tốt hơn trong tương lai.
Khi tôi làm việc với sự hăng say, trách nhiệm và tính chủ động cao, tôi có thể hoàn thành công việc với năng suất cao, và có thời gian thoải mái hơn dành cho gia đình. Tất cả phụ thuộc vào suy nghĩ và cách thực hiện của tôi chứ không phụ thuộc vào đồng nghiệp, người quản lý hay môi trường mà tôi đang sống như tôi vẫn thường nghĩ .
Những ý kiến của gia đình, bạn bè và tác động của quảng cáo có thể làm tôi chú ý đến những sản phẩm không cần thiết đối với tôi, nhưng quyết định mua hay không lại phụ thuộc vào chính tôi. Tôi chỉ có thể thực hiện được một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh nếu các quyết định mỗi ngày của tôi đều phù hợp với kế hoạch tài chính đã đề ra.
Khi tôi đề cao vai trò của việc giáo dục những kiến thức về
tài chính cá nhân, tôi sẽ thúc ép mình phải đọc nhiều và áp dụng những kiến thức đã đọc vào thực thế. Có thể tôi không có tất cả câu trả lời cho những vấn đề mình thắc mắc, nhưng khi hành động có mục đích, tôi sẽ tự giải đáp được rất nhiều vấn đề cho bản thân mình.
Ai giúp mình vượt qua khó khăn?
Tại thời điểm này, tôi phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Ai sẽ là người có lỗi nếu tôi không thể vượt qua những khó khăn này?
Khi bạn gặp bất kỳ trở ngại nào trong cuộc sống, đừng tốn thời gian tìm cách đổ lỗi cho ai đó. Đừng vội đổ lỗi cho người quản lý, cho chính sách của nhà nước, cho văn hóa hay cho bạn bè mà hãy nhìn nhận vấn đề bạn đang gặp phải một cách thấu đáo và tìm giải pháp để bạn có thể thực hiện nó một cách tốt hơn.
Hãy nhớ rằng, chìa khóa của mọi vấn đề nằm ở chính bản thân bạn.