Cơ chế chi trả thu nhập – Phương pháp KPI Toàn diện – Làm sao để tối ưu (Phần 3)
10/01/2023

Phương pháp KPI Toàn diện – Đánh giá hiệu quả nhân sự toàn diện. ​KPI Toàn diện đưa ra tiêu chí rõ ràng, cụ thể để đánh giá chính xác hiệu quả công việc, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả tốt nhất từ KPI Toàn diện cần đưa ra những tiêu chí cụ thể để xác định, rõ ràng các nhiệm vụ giao cho cấp dưới, và tiêu chuẩn hóa các đầu mục công việc. 

Cơ chế chi trả thu nhập - Phương pháp OLE - Làm sao để tối ưu

Cơ chế chi trả thu nhập – Phương pháp KPI Toàn diện – Làm sao để tối ưu

Hệ thống KPI cần bao trùm và đồng nhất mục tiêu từ KPI công ty, KPI cấp phòng ban đến KPI vị trí công việc (nhân sự).

Làm sao để biết năng lực nhân sự, “giá” phải trả cho mỗi vị trí nhân sự?

Làm sao đo lường hiệu quả làm việc của nhân sự để có chế độ đãi ngộ, động viên, đảm bảo nguyên tắc công bằng chứ không cào bằng?

Làm sao để thu hút và giữ chân nhân tài?

Tại sao triển khai KPIs liên tục thất bại?

Vô vàn những vướng mắc trăn trở của các chủ doanh nghiệp và những nhà quản lý nhân sự trong quản trị điều hành Doanh nghiệp. Chúng ta được biết đến chỉ số KPIs – đo lường mức độ hiệu quả trong công việc nhưng vấn đề là chỉ số này chưa thực sự rõ ràng để chúng ta kiểm soát công việc của nhân viên. Liệu có phương pháp nào đánh giá tốt hơn KPIs không? Bài viết dưới đây xin chia sẻ một cách thức để đánh giá hiệu quả lao động toàn diện – KPI Toàn diện:

Xem thêm: “Điểm Huyệt” 6 Tiêu Chí Đánh Giá Trong Quản Trị Nhân Sự 

Tư vấn trình tự đánh giá 

  • Bước 1: Lập phiếu đánh giá với các KPI định sẵn cho từng vị trí, ổn định trong ít nhất 1 năm tài chính hoặc 12 tháng.
  • Bước 2: Hàng tháng, mỗi cá nhân căn cứ phiếu đánh giá, tự xác định điểm cho từng KPI trong phiếu đánh giá.
  • Bước 3: Trưởng bộ phận được ủy quyền thay mặt công ty đánh giá lại.
OLE (Overall Labor Effectiveness) = A x P x Q

OLE (Overall Labor Effectiveness) = A x P x Q

Điểm chốt cuối cùng = (điểm cá nhân tự đánh giá x 1 + điểm trưởng bộ phận đánh giá lại x 2)/3.

Lời khuyên: chỉ nên chọn việc key và chỉ chọn 5-7 chỉ tiêu cho tổng A P Q để nhân viên có thể nhớ được. Muốn đánh giá được phải chọn đúng chỉ tiêu, mà chỉ tiêu phải SMART, nhân viên phải tự đánh giá và ước tính luôn tiền lương.

Điểm KPI theo OLE = A*P*Q/10. Cơ chế tính lương KPI tính bằng = (KPI thực đạt / KPI tiêu chuẩn) * Lương KPI.

Để các bạn dễ hình dung, tôi xin lấy ví dụ cụ thể vị trí kế toán trưởng:

A: Thái độ lập Kế hoạch, Báo cáo, làm đúng giờ

  • Theo quy định mỗi tuần nhân viên này phải nộp 1 kế hoạch thanh toán và 1 báo cáo tình hình thanh toán và công nợ. Như vậy tổng 1 tháng có 4 kế hoạch, 4 báo cáo đúng kỳ, đúng ngày, đúng mẫu -> tổng 8 báo cáo phải nộp 1 tháng. Nếu chỉ nộp 6 báo cáo thì điểm là 6/8.
  • Quy định 1 tháng đi làm đủ 24 ngày công, nếu chỉ làm 24 ngày thì điểm là 23/24.

A = (6+23) x 10/(8+24) = 9

P: Các công việc theo mô tả công việc

  • Kiểm duyệt các nghiệp vụ kế toán hàng ngày 90%
  • Lập BCTC, kiện toàn hồ sơ và giải trình số liệu 90%

P = 180%/200% = 9

Q: chất lượng của công việc (công việc hoàn thành phải mang lại kết quả)

  • Chỉ số thanh toán cá biệt chỉ tiêu>= 1,2: thực tế đạt 1,1
  • Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần tối thiểu 20%: thực tế đạt 16%

Q = 1,26/1,4 = 9

Giả sử A = 9 điểm, P = 9 điểm, Q = 9 điểm ->KPI Toàn diện = A x P x Q = 72%. Nghĩa là trong tháng, chỉ số hiệu quả lao động toàn diện của kế toán trưởng chỉ đạt 72%, điều đó có nghĩa là 28% lãng phí cần phải cải tiến.

Xem thêm: SETUP & CHUẨN HÓA HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ BÀI BẢN

Lời khuyên về tiêu chí tính lương theo KPI Toàn diện

Từ kết quả trên, chúng ta nhận thấy ngay KPI Toàn diện đưa ra tiêu chí rõ ràng, cụ thể để đánh giá chính xác hiệu quả công việc, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả tốt nhất từ KPI Toàn diện cần đưa ra những tiêu chí cụ thể để xác định, rõ ràng các nhiệm vụ giao cho cấp dưới, và tiêu chuẩn hóa các đầu mục công việc. Hệ thống KPI cần bao trùm và đồng nhất mục tiêu từ KPI công ty, KPI cấp phòng ban đến KPI vị trí công việc (nhân sự).

Trên đây, tôi đã chia sẻ với bạn đọc phương pháp KPI Toàn diện – Đánh giá hiệu quả nhân sự toàn diện. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn xoá bỏ cảm tính trong đánh giá năng lực của nhân sự trước mỗi kỳ trả lương.

Xem thêm: “TÓM GỌN” Nhiệm vụ của Kế toán thanh toán và công nợ phải trả trong doanh nghiệp ========================

– – Hà Quỳnh – MBA, CPA – Chủ tịch học viện BOS  – –

— Trích trong Cuốn sách “Đọc vị tài chính SMEs – Tác giả Hà Thúy Quỳnh – – –

BOS Học viện quản trị doanh nghiệp
Thực hành – Thực chiến – Thực chất
Đồng hành – Đồng bộ – Đồng phát
Các bài viết khác