ĐIỂM HÒA VỐN- Nơi khởi đầu cho sự đột phá của Doanh nghiệp
02/03/2023

Bắt đầu làm kinh doanh là bước vào cuộc rượt đuổi của đầu tư và lợi nhuận. Không phải cứ đầu tư, bỏ thời gian, bỏ sức lực là chắc chắn sẽ thành công và mang lại khoản lãi mong đợi. Thế nên lời khuyên là “đừng làm kinh doanh nếu không biết điểm hòa vốn”. Nếu không có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng thì không khác gì bơi giữa biển mà không biến đâu là bờ.

ĐIỂM HÒA VỐN- Nơi bắt đầu sự đột phá của Doanh nghiệp

ĐIỂM HÒA VỐN- Nơi bắt đầu sự đột phá của Doanh nghiệp

Phân biệt định phí, biến phí và lợi nhuận gộp

Để tính được điểm hòa vốn, trước tiên chúng ta cần phân loại: định phí, biến phí và tính được lợi nhuận gộp 1 đơn vị sản phẩm.

  1. Định phí: là chi phí có tính chất định kỳ, thường xuyên, dù có doanh thu hay không chúng ta vẫn phải chi như: thuê văn phòng, lương cố định, điện nước, …
  2. Biến phí: là chi phí có sự thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi. Mức độ hoạt động: số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc sản xuất, doanh thu, số giờ máy chạy. Tổng chi phí biến đổi theo mức độ hoạt động như: chi phí nguyên vật liệu, thưởng doanh số, khấu hao sản phẩm, hoa hồng cộng tác viên,… nhưng biến phí trên 1 đơn vị không đổi.
  3. Lãi trên biến phí 1 đơn vị sản phẩm/ dịch vụ = giá bán trên mỗi đơn vị sản phẩm – chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Đừng bỏ lỡ: OKR – Công cụ tối ưu trong quản trị hiệu suất vượt trội

Công thức tính điểm hòa vốn

Để dễ hình dung, chúng ta thử tính điểm hòa vốn cho một quán café nhé:

Điểm hòa vốn = Định phí / lợi nhuận 1 đơn vị sản phẩm

Một quán café bán nhiều loại, tỷ lệ bán các loại sản phẩm tương đương nhau.

  1. Lãi trên biến phí 1 cốc café là 20.000, với giá bán là 50.000, chi phí biến đổi 1 cốc = 30.000
  2. Định phí 1 tháng là 50.000.000 đồng

Vậy điểm hòa vốn là 50.000.000/20.000 = 2.500 cốc -> 1 tháng bạn phải bán được 2.500 cốc café, trung bình 1 ngày phải bán được 83 cốc. Thử kiểm tra lại xem nhé:

  • Doanh thu của 2.500 cốc = 2.500 x 50.000 = 125.000.000 đồng
  • Định phí: 50.000.000 đồng
  • Biến phí: 2.500 x 30.000 = 75.000.000 đồng
  • Điểm hòa vốn = 125.000.000 – 50.000.000 – 75.000.000 = 0

Vậy cứ mỗi ngày không bán được 83 cốc café xem như tối ngủ không ngon rồi. Như vậy chúng ta có thể tính được lãi trên biến phí 1 đơn vị sản phẩm từng ngày chứ không nhất thiết đợi đến cuối tháng.

Từ điểm hòa vốn này, chúng ta có thể thiết lập mục tiêu phải bán được bao nhiêu cốc café để đạt lợi nhuận mong muốn hàng tháng. Chẳng hạn muốn lãi 100.000.000 thì số cốc café cần tiêu thụ là = (50.000.000 + 100.000.000)/20.000 = 7.500 cốc/ tháng tương đương 1 ngày phải bán ra 250 cốc café. Nếu thấp hơn số này thì chỉ tiêu không đạt, vượt số này tức vượt lợi nhuận kỳ vọng. Và thêm nữa, chúng ta có thể tính đến việc tuyển bao nhiêu nhân viên kinh doanh và giao chỉ tiêu cho họ như nào, tăng giảm định phí, biến thì thì ảnh hưởng gì đến sản lượng, doanh thu hòa vốn và lợi nhuận.

Trên đây là ví dụ cơ bản của 1 quán café. Nếu có quá nhiều mặt hàng, chúng ta sẽ tính lãi trên biến phí bình quân của các sản phẩm. Cụ thể bước làm chuyên gia Hà Quỳnh đến từ Học Viện Quản Trị BOS sẽ hướng dẫn ở các bài viết tiếp theo. Chúc anh chị thành công!

Xem thêm:

BSC và KPI – Công cụ hiện thực hóa giấc mơ Doanh nhân (Phần 1)

Chu Kỳ Dòng Tiền – Chìa Khóa Tăng Lợi Nhuận Và Giảm Nhu Cầu Vốn Lưu Động

Các bài viết khác