Lựa chọn đầu tư (cấu trúc Tài sản) có phụ thuộc vào sở thích của Chủ doanh nghiệp?
03/02/2023

Để trả lời cho câu hỏi lựa chọn đầu tư (cấu trúc tài sản) có phụ thuộc vào sở thích của chủ doanh nghiệp hay không thì Học Viện Quản Trị BOS muốn bạn đọc phân biệt lại tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn (Hàng tồn kho phải thu) tham gia 1 lần vào chu kỳ sản xuất, đưa nguyên vật liệu vào làm thành phẩm rồi không thể lấy lại làm sản phẩm khác đúng không, Thu 1 lần rồi không thu lần 2, và được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Mua nguyên vật liệu doanh nghiệp chi tiền, thu tiền bán hàng và thu chi thường xuyên.

Tài sản dài hạn tham gia nhiều lần vào chu kỳ sản xuất, ghi vào chi phí khấu hao. Tài sản cố định đòi hỏi chi phí đầu tư trước, bỏ ra 1 cục, từ từ giá trị đó chuyển dàn vào từng năm trong quy trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không thực sự chi ra, vì đã chi 1 lần rồi.

Ví dụ: Doanh nghiệp mua 1 xe 5 tỷ bỏ ra 1 lần, chỉ thay đổi dòng tiền thời điểm mua nhưng không làm thay đổi dòng tiền ở các kỳ phân bổ tiếp theo. Câu hỏi đặt ra là tôi muốn giữ Tiền mặt 5 tỷ, tôi muốn đầu tư văn phòng 20 tỷ có được không? Mỗi loại tài sản kiếm bao nhiêu % có phải do sở thích của Chủ doanh nghiệp hay không?

Điều này tùy đặc thù loại hình công ty, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thương mại, xây lắp, dịch vụ có cần nhiều nhà xưởng, máy móc không, không đúng không? Do vậy tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm trên 50%, ngược lại Doanh nghiệp sản xuất đầu tư nhà xưởng thiết bị, dây chuyền sản xuất nên tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm trên 50%. Như vậy ngành nghề sẽ định hướng doanh nghiệp đầu tư vào tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn nhiều hơn, do vậy chúng ta có thể so sánh cấu trúc tài sản với công ty cùng ngành nghề.

Xem thêm: Tỷ lệ chi phí/ doanh thu và tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là phù hợp? Nắm trong tay Giải pháp “Vàng” Cách thức định biên nhân sự

Nếu lệch ra khỏi xu hướng chung của ngành thì sao?

  • Doanh nghiệp đang gặp vấn đề và rủi ro
  • Doanh nghiệp đang có khuynh hướng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh

Chính vì vậy ngành nghề kinh doanh định hướng cơ cấu tài sản. Đó là góc độ đầu tư tài sản, còn với nguồn vốn hình thành tài sản thì sao? Có phụ thuộc ngành nghề kinh doanh không hay thích thì vay không thích thì thôi? Nhìn vào ngành nghề kinh doanh có đoán được công ty nợ nhiều hay ít không hay tùy thuộc chiến lược tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty? Những câu hỏi này sẽ được Học Viện Quản Trị BOS giải đáp ở những bài viết kế tiếp!

  • BOS Học viện quản trị doanh nghiệp
  • Thực hành – Thực chiến – Thực chất
  • Đồng hành – Đồng bộ – Đồng phát

Đừng bỏ lỡ: Khóa học “Setup & Chuẩn hóa hệ thống tài chính – kế toán doanh nghiệp”

Tác giả: Hà Quỳnh – MBA, CPA – Chủ tịch học viện BOS

Các bài viết khác