Mô hình kinh doanh – định hướng con đường phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai
Chúng ta muốn phát triển bền vững và có chỗ đứng tốt trên thị trường? Chúng ta muốn định hướng con đường phát triển của doanh nghiệp?
Nhưng, …
Là chủ doanh nghiệp, chúng ta đang quá bận rộn trong việc tồn tại và giải quyết sự vụ đến mức chưa dành thời gian thích đáng cho việc lập kế hoạch, hoặc lập kế hoạch nhưng không biết bắt đầu từ đâu?
Có ý tưởng kinh doanh rồi, nhưng liệu ý tưởng đó có làm được hay không? Thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp vận hành lâu năm thì câu hỏi vẫn luôn thường trực là “Làm sao để quản trị vận hành tối ưu?”
Chìa khóa đầu tiên nằm ở
mô hình kinh doanh.
“Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một kế hoạch hay một hình mẫu mô tả doanh nghiệp đó cạnh tranh, sử dụng những nguồn lực, các quan hệ với khách hàng và tạo ra lợi nhuận như thế nào để tồn tại và phát triển”. (Theo Entrepreneurship)
Mô hình kinh doanh gồm 4 trụ và 9 thành tố:
Trụ tài chính
Quyết định dòng tiền của mô hình đến từ đâu? Đây là mục tiêu, kết quả cần hướng tới, là công thức lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh thu là kết quả của giải pháp giá trị Doanh nghiệp mang lại cho khách hàng. Lựa chọn đúng dòng doanh thu và cơ chế giá sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Cơ cấu chi phí mô tả chi phí quan trọng nhất trong mô hình kinh doanh. Đây là chi phí trả cho những nguồn lực chính và hoạt động tạo giá trị và thu hút, duy trì, phát triển khách hàng trong hành trình trải nghiệm khách hàng. Với BOS, chúng tôi định hướng mô hình tài chính theo giá trị, tập trung mang lại giá trị tối ưu cho các chủ doanh nghiệp, các quản lý cấp trung.
Trụ khách hàng
Muốn tạo dòng doanh thu/ lợi nhuận chúng ta cần phục vụ tốt nhu cầu khách hàng. Trụ khách hàng phía bên phải mô hình, giải pháp giá trị phải phù hợp nhu cầu của khách hàng. Với mỗi phân khúc khách hàng mục tiêu, chúng ta phải mang lại giải pháp giá trị cụ thể gì cho họ, giá trị càng nhiều thì càng thu hút khách hàng, và kéo theo tăng trưởng doanh thu, đồng nghĩa tăng chi phí. Nếu khách hàng không đánh giá cao và không trả tiền thì chúng ta lãng phí công sức và nguồn lực. Để tìm kiếm, giữ chân và phát triển khách hàng, chúng ta cần quản trị hành trình khách hàng gồm: kênh truyền thông (website, fanpage, group), bán hàng, giao hàng, chăm sóc khách hàng bằng tổng đài, quảng cáo online, offline, đại lý. Mỗi phân khúc khách hàng chúng ta xác lập và duy trì mối quan hệ nào, chăm sóc ra sao? Và đối thủ của chúng ta là ai? Chúng ta có cửa cạnh tranh không? Mô hình kinh do của bạn phải trả lời được.
Trụ giải pháp
Muốn thỏa mãn nhu cầu Khách hàng phải có giải pháp giá trị. Trụ giải pháp giá trị: ở giữa là trọng tâm của mô hình. Sản phẩm của bạn có giải quyết nhu cầu và nỗi đau của khách hàng? Mỗi giải pháp giá trị tương ứng với phân khúc khách hàng nào? Cần nguồn lực, hành động, đối tác nào tạo giá mỗi giải pháp giá trị? Mỗi giải pháp giá trị ấy tạo ra dòng doanh thu, cơ cấu chi phí thế nào?
Trụ nguồn lực
Muốn tạo giải pháp giá trị chúng ta cần nguồn lực. Trụ nguồn lực bên trái mô hình là các yếu tố bên của doanh nghiệp. Để đạt công thức lợi nhuận, để tạo ra giải pháp giá trị và phục vụ phân khúc khách hàng, ta cần những hoạt động chính và những nguồn lực chính, đối tác chính. Hoạt động tạo giá trị là hoạt động tạo sản phẩm/ dịch vụ, giá trị đã cam kết với khách hàng. Với học viện BOS của chúng tôi, tương ứng giá trị “Thực chiến” là các hoạt động thiết kế giáo trình/bài giảng ứng dụng ngay chính Doanh nghiệp của học viên, tương ứng giá trị “Thực hành” là hoạt động hỗ trợ học viên làm việc ngay tại lớp học, là các hoạt động hỗ trợ trước và sau mỗi buổi học. Chỉ khi thực hiện được các hoạt động này một cách xuất sắc mới đảm bảo tính khả thi của Mô hình kinh doanh.
Nguồn lực chính của BOS là:
- Nhân lực: các chuyên gia thực chiến, giàu kinh nghiệm
- Vật lực: hệ thống giáo trình/ bài giảng, hội trường
- Hệ lực: Quy trình vận hành đảm bảo đúng giá trị cam kết
- Hợp lực: bạn không thể vận hành tốt mô hình kinh doanh nếu không có các đối tác chiến lược. Các đối tác chiến lược của BOS là công ty cho thuê hội trường, các công ty đào tạo khác để cùng nhau khai thác chung khách hàng.
Như vậy Một mô hình kinh doanh thành công là khi các yếu tố kể trên được áp dụng và kết hợp nhịp nhàng với nhau. Mô hình lý tưởng nhất vẫn là mang sự độc đáo, sáng tạo, tạo lợi thế và không dễ dàng sao chép được. Đó là lý do vì sao mô hình kinh doanh cần được xây dựng ngay từ giai đoạn ý tưởng.