Ứng dụng mô hình 7S của MCKINSEY trong phát triển Doanh nghiệp
09/09/2022
Mô hình McKinsey 7S là công cụ phân tích thiết kế tổ chức của công ty bằng cách xem xét 7 yếu tố nội bộ chính: Chiến lược, cấu trúc, hệ thống, giá trị chung, phong cách, nhân viên và kỹ năng. Cùng Học viện CEO Hà Nội tìm hiểu về mô hình Mckinsey 7S qua bài viết dưới đây.

Khái niệm 7S của McKinsey

Mô hình 7S của McKinsey là một khung chuẩn về hiệu quả tổ chức, cho rằng tổ chức có 7 yếu tố nội bộ cần được gắn kết và củng cố để tạo ra thành công của tổ chức. Mô hình 7S của McKinsey chỉ rõ 7 yếu tố được phân loại là yếu tố “cứng” và “mềm”. Các yếu tố cứng dễ xác định và chịu ảnh hưởng của quản trị, còn các yếu tố mềm thì khó nắm bắt hơn, mơ hồ hơn và bị ảnh hưởng bởi văn hóa doanh nghiệp.

Các yếu tố cứng bao gồm:

– Chiến lược (Strategy) – Cấu trúc (Structure) – Hệ thống (Systems )

Các yếu tố mềm bao gồm:

– Giá trị được chia sẻ (Shared values) – Kĩ năng (Skills) – Phong cách (Style) – Nhân viên (Staff) Mô hình này được các tổ chức sử dụng như một công cụ hoạch định chiến lược để cho thấy rằng các khía cạnh của một công ty mà nhìn qua có vẻ tách biệt nhau, nhưng trên thực tế, chúng có mối liên kết và phụ thuộc lẫn nhau để tạo ra thành công chung.

7 yếu tố trong mô hình 7S

Chiến lược:

Là một kế hoạch được phát triển bởi một công ty để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững và cạnh tranh thành công trên thị trường. Chiến lược tốt là một chiến lược rõ ràng, có tính dài hạn, giúp đạt được lợi thế cạnh tranh và được củng cố bởi tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị mạnh mẽ. Những câu hỏi cần trả lời:
  • Chiến lược của công ty bạn là gì?
  • Làm sao để đạt được mục tiêu?
  • Làm sao đối phó với các áp lực cạnh tranh?
  • Làm sao để giải quyết sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng?
  • Làm sao để điều chỉnh chiến lược phù hợp với yếu tố môi trường?

Cấu trúc:

Thể hiện cách thức tổ chức các bộ phận và đơn vị kinh doanh bao gồm thông tin về ai, báo cáo cho ai. Nói cách khác, cấu trúc là sơ đồ tổ chức của công ty. Nó cũng là một trong những yếu tố dễ thấy nhất và dễ thay đổi của mô hình. Một số câu hỏi cần trả lời:
  • Công ty/đội nhóm được phân chia như thế nào?
  • Hệ thống cấp bậc của công ty là gì?
  • Làm sao để các phòng ban khác nhau cùng liên kết và hoạt động cùng nhau?
  • Làm sao để từng thành viên trong nhóm tổ chức và điều chỉnh bản thân?
  • Quy trình ra quyết định và kiểm soát tập trung hay phân tán?

Hệ thống:

Là các quy trình hàng ngày, quy trình làm việc và các quyết định tạo nên các hoạt động tiêu chuẩn trong tổ chức.
  • Hệ thống chính nào đang vận hành tổ chức?
  • Hệ thống quản lý công ty ở đâu? Làm sao để đo đạc và đánh giá chúng?
  • Quy tắc và quy trình nội bộ nào được mọi người sử dụng để theo dõi?

Kỹ năng:

Là những khả năng mà các nhân viên của công ty thực hiện tốt bao gồm khả năng và năng lực. Trong quá trình thay đổi tổ chức, câu hỏi thường đặt ra là những kỹ năng nào công ty sẽ thực sự cần để củng cố chiến lược mới hoặc cấu trúc mới.
  • Đội nhóm/công ty mạnh về kỹ năng gì?
  • Công ty/ đội nhóm có khả năng hoàn thành công việc khác?
  • Kỹ năng được đo đạc và đánh giá như thế nào?
– Có kỹ năng nào lệch pha không?

Giá trị được chia sẻ:

Là các tiêu chuẩn và chuẩn mực thường được chấp nhận trong công ty; có ảnh hưởng và tiết chế hành vi của toàn bộ nhân viên và quản lí. Những giá trị này có thể được đề cập chi tiết trong hướng dẫn công ty gửi đến nhân viên.
  • Giá trị cốt lõi của công ty là gì?
  • Văn hóa của tổ chức/đội nhóm là gì?
  • Các giá trị đó mạnh mẽ ra sao?
  • Giá trị cơ bản nào xây dựng nên công ty/đội nhóm?

Phong cách:

Được thể hiện từ ví dụ và cách tiếp cận mà ban lãnh đạo thực hiện trong việc lãnh đạo công ty, cũng như cách chúng ảnh hưởng đến hiệu suất, năng suất và văn hóa doanh nghiệp.
  • Phong cách lãnh đạo của đội ngũ quản lý như thế nào?
  • Phong cách đó có hiệu quả ra sao?
  • Nhân viên/thành viên trong nhóm cạnh tranh hay hợp tác với nhau?
  • Các nhóm trong công ty hoạt động hiệu quả hay chỉ là hình thức?

Nhân sự:

Đề cập đến nhân sự của công ty, qui mô lực lượng lao động lớn đến mức nào, động lực của họ là gì, cũng như cách họ được đào tạo và chuẩn bị để hoàn thành các nhiệm vụ được đề ra.
  • Trong nhóm đang có những chuyên gia và vị trí nào?
  • Vị trí nào cần được bổ sung?
  • Có sự lệch pha nào trong năng lực không?

Ứng dụng của Mô hình 7S của McKinsey

Mô hình 7S chủ yếu được sử dụng để theo dõi các vấn đề hiệu suất trong một doanh nghiệp để sau đó thay đổi và / hoặc cải thiện chúng. Với một bản thiết kế chi tiết hoặc hình ảnh của các vấn đề hiệu suất này, một số nhân tố có thể được đưa vào sử dụng theo một cách đúng đắn. Điều quan trọng là cần phải so sánh tình trạng hiện tại (IST) với tình trạng kì vọng trong tương lai (SOLL). Mô hình 7S thiết lập một khung tham chiếu tốt, trong đó những khoảng cách và khác biệt có thể xảy ra giữa IST và SOLL có thể được tìm ra và điều chỉnh. Trong thực tế, một số câu hỏi có thể được đặt ra khi sử dụng mô hình 7S vì chỉ khi đó, bức tranh toàn cảnh của một doanh nghiệp mới được hình thành. Sau khi liệt kê ra những câu hỏi này, điều quan trọng là trả lời được một số vấn đề như: – Có phải tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều được hỗ trợ trong phạm vi của các nhân tố cứng hay không? – Các nhân tố cứng có được hỗ trợ đầy đủ trong doanh nghiệp hay không? – Đâu là những điểm tương đồng và khác biệt trong việc phân tích IST-SOLL (phân tích tình trạng hiện tại và tình trạng kì vọng trong tương lai)? – Cần sử dụng những phương tiện nào để làm giảm những khác biệt được xác định trong phân tích này? – Làm thế nào để hiện thực hóa và triển khai một kế hoạch một cách tốt nhất có thể?
Các bài viết khác