Ứng dụng PDCA trong việc triển khai & thực thi chiến lược doanh nghiệp theo BSC/KPI.
09/09/2022

Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với khái niệm KPI. Rất nhiều Doanh nghiệp đã ứng dụng KPI vào thực tế nhưng đa phần thất bại. Vì sao vậy?

Ứng dụng PDCA trong việc triển khai & thực thi chiến lược doanh nghiệp theo BSC/KPI

Thứ nhất, KPIs nhân sự tách rời mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, thiếu tính liên kết giữa KPIs công ty/ bộ phận/ cá nhân và xây dựng dựa trên cảm tính. Làm như vậy, việc xây dựng và triển khai KPIs đã thất bại ngay từ đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta chưa kiểm soát được kết quả đầu ra, chưa hướng nhân viên tập trung vào mục tiêu thay vào đó là nỗi sợ, là trừ lương.

Thứ hai, do quá trình truyền đạt KPIs từ cấp lãnh đạo đến nhân sự.

Lãnh đạo, quản lý là người xây dựng KPIs nhưng lại không giải thích ý nghĩa KPIs ấy cho nhân sự. Nhân sự chỉ thụ động tiếp nhận chỉ tiêu, không hiểu những chỉ tiêu ấy có vai trò thế nào với doanh nghiệp, hoàn thành chỉ tiêu chỉ vì sợ sếp quở trách, sợ bị trừ lương, sợ bị đuổi việc. Không hiểu KPIs sao có thể triển khai KPIs thành công?

Thứ ba, thiếu kế hoạch hành động, bản đồ chỉ đường dẫn đến mục tiêu

Thứ tư, dữ liệu, báo cáo mập mờ, khó đo lường và kiểm soát

Lời khuyên: Hãy ứng dụng PDCA trong việc triển khai & thực thi chiến lược doanh nghiệp theo BSC/KPI.

PDCA Bước 1: Xây dựng chiến lược tổng thể P (PLAN)

– Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

– Phân tích SWOT & PEST để tìm ra chiến lược phù hợp, thiết kế bản đồ chiến lược

– Xây dựng hệ thống chỉ số BSC/KPI cho toàn bộ các phòng ban

Bước 2: Xây dựng và tổ chức thực hiện theo kế hoạch D (DO)

– Thiết lập kế hoạch hành động theo chỉ tiêu KPI được giao

– Tổ chức thực hiện theo kế hoạch: phối hợp, chia sẻ, tạo giá trị

Bước 3: Kiểm tra và giám sát, theo dõi kết quả thực hiện C (CHECK) Cuối cùng là đạt mục tiêu công ty.

– Kiểm tra đo lường so với kế hoạch hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.

– Họp review định kỳ ngày/ tuần để hỗ trợ, đôn đốc nhân sự

– Đừng để cuối tháng mới đánh giá sẽ gây phản tác dụng trong việc cải thiện hiệu suất, tạo suy nghĩ cho Nhân sự KPI sinh ra để trừ lương.

– Bám sát thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, tiến độ thực hiện mục tiêu, chỉ số KPI được cập nhật thường xuyên

– Chỉ ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục

Bước 4: Hành động, cải tiến A (ACTION)

– Hành động và sửa đổi vấn đề phát sinh, đưa ra biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng quản trị vận hành

Việc lặp lại các bước PDCA rất cần thiết cho đến khi đạt được mục tiêu chính đề ra. Đây là cốt lỗi cuối cùng quản trị doanh nghiệp và thu nhỏ hơn thì là quản lý chất lượng.

Các bài viết khác