Việc của sếp là RA QUYẾT ĐỊNH, còn việc của kế toán là THU THẬP VÀ GIẢI MÃ THÔNG TIN
01/02/2023
Nói đến vấn đề ra quyết định, Học Viện Quản Trị BOS lấy ví dụ vấn đề thi cử của học sinh phần trắc nghiệm nhiều, sẽ dẫn đến tình trạng học sinh đánh bừa không biết cơ sở nào. Hồi xưa đi học các bạn bày cho nhau là câu trả lời thường ở đáp án D, ưu tiên số 2 là đáp án B, cả lớp như “chết đuối vớ được cọc,” cứ câu nào bí thì khoanh D, B. Có lúc ăn may thì được 9 điểm lúc được 2 điểm. Cách đánh bừa trên gọi là cảm tính và ăn may thì thắng. Đánh bừa được 9 gọi là CAO THỦ, được 2 thì “ĐEN THÔI, ĐỎ QUÊN ĐI”.
Việc của sếp là ra quyết định, còn việc của kế toán là thu thập và giải mã thông

Việc của sếp là ra quyết định, còn việc của kế toán là thu thập và giải mã thông

Vậy Ra quyết định CẢM TÍNH với ra quyết định trên CƠ SỞ SỐ LIỆU khác gì nhau?
Qua câu chuyện trên các sếp có liên tưởng đến việc ra quyết định vận hành Doanh nghiệp của mình không, có thấy quen quen không?
Đa phần chủ DN SMEs chúng ta ra quyết định cảm tính, thấy thằng khác làm lãi nghĩ mình cũng lãi thế, chẳng lập bảng tính toán cụ thể nào cả. Đành rằng lãnh đạo là phải liều nhưng liều phải có cơ sở.

Quy trình ra quyết định 5 bước

Để các sếp hiểu rõ hơn, tôi mô hình hóa bằng quy trình ra quyết định gồm 5 bước như sau:
  1. Xác định vấn đề cần quyết định: tự sản xuất hay thuê ngoài?
  2. Mục tiêu ra quyết định: tối ưu chi phí nhưng chất lượng không đổi
  3. Thu thập thông tin, dữ liệu và lượng hóa số liệu
  4. Lập bảng tính chênh lệch phương án
  5. Lựa chọn phương án

Xem thêm: Quản lý công nợ phải thu – trách nhiệm không của riêng ai

Ra quyết định cũng cần có QUY TRÌNH. Việc của sếp là RA QUYẾT ĐỊNH, còn việc của kế toán là THU THẬP VÀ GIẢI MÃ THÔNG TIN. Lãnh đạo là phải liều nhưng liều có cơ sở. Vai trò của kế toán quản trị rất quan trọng, là quân sư tham mưu giúp CEO ra quyết định. Đừng coi kinh doanh là CON ĐẺ, tài chính là CON NUÔI, các sếp nhé!
—————————–
– – Hà Quỳnh – MBA, CPA – Chủ tịch học viện BOS – –
BOS Học viện quản trị doanh nghiệp
Thực hành – Thực chiến – Thực chất
Đồng hành – Đồng bộ – Đồng phát
Các bài viết khác