HỆ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP BOS
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH – KINH DOANH – NHÂN SỰ – CUNG ỨNG TRÊN MỘT NỀN TẢNG DUY NHẤT

✅ Bạn là CEO, bạn rất muốn xây dựng cho doanh nghiệp mình một hệ thống quản trị bài bản chuyên nghiệp.
✅ Bạn cùng đội ngũ đã nỗ lực nhiều năm nhưng không thành công. Hệ thống vẫn lộn xộn, CEO vừa phải vật lộn xử lý từng sự vụ, vừa phải bạc mặt để xây dựng hệ thống.
👉 Hãy đừng phí công sức thêm nữa. Hãy đến với giải pháp “Chuyển giao toàn diện hệ điều hành doanh nghiệp” của học viện BOS để tiếp quản một hệ thống quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp và bài bản, đã được đóng gói trên nền tảng một phần mềm đồng bộ được gọi là hệ điều hành doanh nghiệp BOS.

Hệ điều hành doanh nghiệp BOS được xây dựng trên nền tảng dữ liệu online với đầy đủ các phân hệ cần có của doanh nghiệp bao gồm: KINH DOANH – TÀI CHÍNH – NHÂN SỰ và đang tiếp tục được hoàn thiện các phân hệ MARKETING – MUA HÀNG – SẢN XUẤT

PHÂN HỆ NHÂN SỰ

Bao gồm các chức năng sau:
1. Chức năng thứ nhất là tổ chức doanh nghiệp: rất nhiều doanh nghiệp sau nhiều năm hoạt động vẫn không có được hệ thống tổ chức nhân sự bài bản. Chỉ với 30 phút, hệ điều hành doanh nghiệp BOS sẽ giúp cho doanh nghiệp làm được điều đó bằng các hoạt động:
  • Hoạt động thứ nhất: lập danh sách đơn vị phòng ban
  • Hoạt động thứ hai: lập danh sách các vị trí chức danh
  • Hoạt động thứ ba: lập danh sách nhân sự
  • Sau đó HĐH BOS sẽ giúp cho DN vẽ sơ đồ tổ chức một cách tự động, giúp cho doanh nghiệp không những nhìn rõ cấu trúc của doanh nghiệp mình có những phòng ban đơn vị nào mà còn biết rõ trong các phòng ban đó có những vị trí nào, số lượng nhân sự trong mỗi vị trí đó.
  • 2. Chức năng thứ hai là xây dựng hệ thống lương theo cơ chế 3P, đây là hệ thống trả lương công bằng, khích lệ và rất ưu việt hiện nay. HĐH BOS sẽ giúp DN nhanh chóng và dễ dàng xây dựng cơ chế lương 3P bằng các hoạt động:
  • Hoạt động thứ nhất: xây dựng hệ thống ngạch lương áp dụng tới từng vị trí
  • Hoạt động thứ hai: xây dựng hệ thống các bậc lương cho từng ngạch.
  • Hoạt động thứ ba: xây dựng hệ thống các phụ cấp áp dụng cho từng vị trí
  • Hoạt động thứ tư: tính lương hàng tháng và lưu trữ bảng lương theo hệ thống ngạch bậc đó
  • 3. Chức năng thứ ba là xây dựng kế hoạch chi phí nhân sự, chi phí nhân sự là chi phí rất lớn trong doanh nghiệp, ảnh hưởng rất nhiều tới lợi nhuận của DN. Có rất ít các doanh nghiệp lập được kế hoạch cho chi phí này, HĐH BOS giúp DN dễ dàng và nhanh chóng hoạch định được chi phí cho nhân sự từng tháng hay cả năm, cho từng bộ phận, từng nhân viên bằng các hoạt đông:
  • Hoạt động lập kế hoạch chi phí nhân sự theo cả năm.
  • Hoạt động lập lộ trình thăng tiến cho từng nhân viên.
  • Hoạt động lập kế hoạch chi phí nhân sự theo từng tháng.
  • Xem xét kế hoạch chi phí nhân sự trong 12 tháng
  • 4. Thứ tư là xây dựng cơ chế thưởng cho từng nhân sự. Cơ chế thưởng là một công cụ tạo động lực rất mạnh mẽ trong doanh nghiệp. HĐH DN BOS thiết kế cho bạn một hệ thống thưởng rất linh hoạt và dễ dàng thông qua các hoạt động:
  • Hoạt động thứ nhất: phân bổ tỷ lệ thưởng cho toàn công ty thành tỷ lệ thưởng cho mỗi khối, mỗi đơn vị phòng ban, mỗi vị trí, mỗi nhân sự.
  • Hoạt động thứ hai: cập nhật chi phí thưởng vào mô hình tài chính để thấy được giá trị lợi nhuận còn lại sau khi thưởng.
  • Hoạt động thứ ba: tính giá trị thưởng doanh thu theo doanh thu thực tế, cập nhật vào bảng lương
  • PHÂN HỆ KINH DOANH

    Bao gồm các chức năng sau:
    1. Chức năng thứ nhất là lập kế hoạch doanh thu: là kế hoạch quan trọng nhất trong Doanh nghiệp nhưng có rất ít Doanh nghiệp lập được chi tiết kế hoạch này, HĐH BOS sẽ giúp doanh nghiệp có thể lập kế hoạch doanh thu dễ dàng và nhanh chóng thông qua các hoạt động:
  • Hoạt động thứ nhất: lập kế hoạch doanh thu cả năm cho từng đơn vị kinh doanh, phân rã kế hoạch doanh thu cả năm thành kế hoạch doanh thu từng tháng theo sale trend.
  • Hoạt động thứ hai: phân tích kế hoạch doanh thu các đơn vị kinh doanh trên dashboard
  • Hoạt động thứ ba: lập kế hoạch doanh thu cả năm cho từng nhân viên kinh doanh, phân rã kế hoạch doanh thu cả năm thành kế hoạch doanh thu từng tháng theo sale trend.
  • Hoạt động thứ tư: phân tích kế hoạch doanh thu các nhân viên kinh doanh trên dashboard, chứng minh tính khả thi của kế hoạch doanh thu từ khách hàng, kế hoạch doanh thu theo sản phẩm
  • 2. Chức năng thứ hai là báo cáo doanh thu, giúp doanh nghiệp thấy rõ tình hình doanh thu bằng hệ thống báo cáo doanh thu đa chiều đa tầng:
  • Báo cáo doanh thu theo chiều sản phẩm với các tầng theo từng năm, tháng, theo từng ĐVKD, từng phân nhóm sản phẩm, phân tích cấu trúc doanh thu bằng biểu đồ nhiệt.
  • Báo cáo doanh thu theo chiều nhân viên kinh doanh với các tầng theo từng năm, tháng, theo từng ĐVKD, từng NVKD hoặc phân nhóm sản phẩm, phân tích cấu trúc doanh thu bằng biểu đồ nhiệt.
  • Báo cáo doanh thu theo chiều khách hàng với các tầng theo từng năm, tháng, theo từng ĐVKD, từng NVKD hoặc phân nhóm sản phẩm, phân tích cấu trúc doanh thu bằng biểu đồ nhiệt.
  • Báo cáo số lượng bán theo chiều sản phẩm với các tầng theo từng năm, tháng, theo từng ĐVKD hoặc phân nhóm sản phẩm
  • Báo cáo doanh thu theo thời gian
  • Báo cáo lợi nhuận theo từng nhóm sản phẩm hoặc từng mã sản phẩm là báo cáo rất đặc biệt, cho phép DN nhìn thấy rõ lợi nhuận từng nhóm sản phẩm, nhóm nào đang có lợi nhuận cao, thấp hay thậm chí là lỗ
  • 3. Chức năng thứ ba là tổ chức bán hàng: có rất nhiều doanh nghiệp không tổ chức hệ thống hóa lại được các dữ liệu bán hàng của mình. HĐH BOS sẽ giúp doanh nghiệp quản trị được cơ sở dữ liệu đó với các hoạt động:
  • Hoạt động thứ nhất là quản trị CSDL về đơn hàng.
  • Hoạt động thứ hai là: quản trị CSDL về khách hàng.
  • Hoạt động thứ ba là: quản trị CSDL về sản phẩm với các chức năng phân nhóm sản phẩm, các thông tin về chính sách giá bán
  • 4. Chức năng thứ tư là giúp doanh nghiệp đánh giá và kiểm soát được tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu thông qua việc so sánh giữa kế hoạch – thực hiện của:
  • Đơn vị kinh doanh theo các chu kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm
  • Nhân viên kinh doanh theo các chu kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm
  • Khách hàng theo các chu kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm
  • Đồng thời phân tích kết quả thực hiện trên dashboard theo các chu kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm. So sánh lũy kế thực hiện với kế hoạch cả năm, so sánh lũy kế thực hiện với lũy kế kế hoạch.

    PHÂN HỆ TÀI CHÍNH

    Bao gồm các chức năng sau:
    1. Chức năng đầu tiên của phân hệ tài chính là kế hoạch từ HĐQT có các hoạt động:
  • Hoạt động thứ nhất là giúp HĐQT giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cho BGĐ.
  • Hoạt động thứ hai là giúp BGĐ cũng phân bổ được chi phí xuống cho các khối, các đơn vị phòng ban theo chiều topdown, trên cơ sở tham khảo theo dữ liệu lịch sử.
  • Hoạt động thứ ba là so sánh được với các chi phí mà từng đơn vị, phòng ban lập kế hoạch theo chiều bottom up
  • 2. Chức năng thứ hai của phân hệ tài chính là mô hình Doanh Thu – Chi Phí – Lợi Nhuận theo năm, đa số các doanh nghiệp khi xây dựng một cơ chế, chính sách hoặc khi kinh doanh đều không biết bức tranh lợi nhuận là bao nhiêu. Dẫn đến việc có khi bị lỗ rồi mới biết thì không kịp điều chỉnh nữa rồi. HĐH BOS sẽ giúp cho các DN nhìn thấy trước bức tranh doanh thu – chi phí – lợi nhuận thông qua các hoạt động sau:
  • Hoạt động thứ nhất là giúp DN lập được kế hoạch lợi nhuận thông qua việc lập kế hoạch hạn mức chi phí đến từng đơn vị phòng ban. Giúp doanh nghiệp nhìn thấy trước được bức tranh lợi nhuận với hạn mức chi phí đó. Giúp DN ra quyết định về các cơ chế, chính sách một cách có căn cứ.
  • Hoạt động thứ hai là giúp doanh nghiệp lập các kịch bản doanh thu khác nhau và từ đó nhìn thấy trước bức tranh lợi nhuận để có căn cứ quản trị rủi ro tốt hơn.
  • Hoạt động thứ thứ ba là giúp DN nhìn thấy biên LN của từng đơn vị kinh doanh hoặc dòng doanh thu, từ đó thấy được phòng nào hoặc ngành nào đang có lợi nhuận tốt, kém hoặc thậm chí lỗ
  • Hoạt động thứ tư giúp DN nhìn thấy điểm hòa vốn của toàn công ty giúp tối ưu doanh thu – lợi nhuận khi đã đạt điểm hòa vốn.
  • 3. Chức năng thứ ba của phân hệ tài chính là mô hình Doanh Thu – Chi Phí – Lợi Nhuận theo theo từng tháng, giúp cho doanh nghiệp thấy được kế hoạch doanh thu từng đơn vị kinh doanh, hạn mức chi phí của từng phòng ban theo từng tháng, làm căn cứ để giúp kiểm soát chi phí của từng phòng ban. Lợi nhuận kế hoạch, điểm hòa vốn từng tháng.
    4. Chức năng thứ tư là danh mục khoản mục chi phí giúp doanh nghiệp lập danh mục các khoản mục chi phí trong doanh nghiệp mình theo hai loại chi phí là định phí và biến phí, áp dụng cho từng đơn vị phòng ban, làm cơ sở cho việc giao khoán chi phí và quản trị chi phí..
    5. Chức năng thứ năm là báo cáo mô hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận từng tháng, giúp doanh nghiệp thấy thực tế tình hình doanh thu mỗi tháng không những của toàn công ty mà còn của từng đơn vị kinh doanh hay từng dòng doanh thu. Thực tế chi phí từng tháng, thực tế lợi nhuận từng tháng.
    6. Chức năng thứ sáu là báo cáo kết quả kinh doanh, giúp doanh nghiệp phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh đa chiều:
  • Chiều ngang: cho thấy cơ cấu doanh thu chi phí lợi nhuận từng tháng trong báo cáo KQKD. Diễn biến của các chỉ tiêu trong báo cáo KQKD từng tháng. Diễn biến tỷ suất lợi nhuận từng tháng
  • Chiều dọc: cho thấy tỷ trọng, giá trị thực hiện, giá trị lũy kế của các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh và so sánh với kế hoạch cả năm cũng như so sánh với kế hoạch lũy kế đến tháng phân tích để đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh. Đồng thời so sánh cùng kỳ tháng phân tích với kết quả của 3 năm trước đó để thấy được sự biến chuyển.
  • 7. Chức năng thứ bảy là báo cáo – phân tích bảng cân đối kế toán, giúp cho doanh nghiệp nhìn thấy rõ bức tranh về cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn cũng như sự biến động của các chỉ tiêu tùy chọn trong bảng cấn đối kế toán.
    8. Chức năng thứ tám là báo cáo – phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ, cho doanh nghiệp thấy bức tranh về dòng tiền ra dòng tiền vào. Số dư đầu kỳ, cuối kỳ cũng như sự biến động của từng chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ đa tầng, theo từng năm, hoặc từng tháng
    9. Chức năng thứ chín là kiểm soát mô hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận. Đây là bảng tổng kiểm soát giúp doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá được thực tế của các chỉ tiêu doanh thu, các chỉ tiêu chi phí và các chỉ tiêu lợi nhuận trong sự so sánh với kế hoạch, giúp doanh nghiệp kiểm soát cả 3 chỉ tiêu chính yếu trong kinh doanh là doanh thu – chi phí – lợi nhuận từng tháng
    10. Chức năng thứ mười là kiểm soát các chỉ số tài chính, giúp doanh nghiệp kiểm soát các chỉ số tài chính trọng yếu của doanh nghiệp như các chỉ số thanh toán, các chỉ số chất lượng doanh thu, các chỉ số đánh giá hiệu suất đầu tư … cùng các cài đặt các ngưỡng cảnh báo giúp doanh nghiệp nhận biết được các rủi ro đang xảy ra sớm nhất.

      ĐĂNG KÝ TÌM HIỂU HỆ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP BOS