Tôi luôn tâm niệm: “kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh” và “tài chính là huyết mạch của doanh nghiệp”. Thiếu kế toán – tài chính, doanh nghiệp có thể không “chết” ngay tức khắc nhưng sẽ nó “chết” từ từ.
Là kế toán, là nhà quản lý tài chính:
- Bạn không biết xây dựng hệ thống phòng kế toán bắt đầu từ đâu?
- Bạn không nhận được sự tin tưởng, ghi nhận từ ban lãnh đạo?
- Bạn không nhận được sự phối hợp từ các phòng ban, chưa chuẩn hóa quy trình, biểu mẫu chuẩn chỉnh?
- Bạn luôn lo lắng, bất an trước mỗi đợt quyết toán thuế, luôn áp lực với các con số vì chủ yếu đối phó thuế?
- Luôn đi sớm về muộn, ngợp trong núi việc và hồ sơ sổ sách, cắm mặt vào số – cắm lưng vào ghế, nhắm mắt làm liều?
- Hạch toán sổ chợ, một mớ bòng bong sổ sách không biết gỡ từ đâu? Đảo lộn sau mỗi lần thay đổi nhân sự do chưa xây dựng từ điển hạch toán và quy chuẩn hồ sơ?
- Ban lãnh đạo chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền mà coi nhẹ việc giữ tiền, coi nhẹ tổ chức công tác kế toán?
- Chưa xây dựng hệ thống kế hoạch, báo cáo đồng bộ trong quản trị vận hành, lãng phí thời gian nên không thể kiểm soát chi phí, thất thoát khó tránh khỏi
NHỮNG SAI LẦM CHÍ MẠNG TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH SMES
Vì thiếu định hướng, thiếu quy trình bài bản nên không ít doanh nghiệp đang phải đối mặt vô vàn khó khăn trong quản trị vận hành ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh.Định hướng tổ chức:
- Chưa ý thức tầm quan trọng của quản trị tài chính trong lập kế hoạch – kiểm soát – ra quyết định để xây dựng ngay từ đầu
- Chưa nhìn được bức tranh tổng thể về tài chính, thiếu văn hóa lập kế hoạch ngăn ngừa, quản trị rủi ro
- Chưa có quy trình, biểu mẫu chuẩn để kiểm soát, phối hợp rời rạc
- Chưa xây dựng hệ thống kế hoạch, báo cáo đồng bộ trong quản trị vận hành, lãng phí thời gian
- Sai đâu sửa đó, hoạt động chắp vá
- Chưa xây dựng được hệ thống, chức năng nhiệm vụ, định biên, sơ đồ tổ chức
- Chưa biết bắt đầu từ đâu để xây dựng phòng tài chính kế toán và đạt mục tiêu
- Chưa đánh giá được chất lượng của nhân sự kế toán tài chính
- Chưa chú trọng đào tạo hội nhập, đạt chuẩn, nâng cấp
- Chưa biết cách lập kế hoạch tài chính, dòng tiền và vốn đồng bộ với nhân sự, kinh doanh, cung ứng
- Chưa quản trị được rủi ro tài chính
- Chưa kiểm soát được chi phí, quyết định cảm tính, bất đồng ngôn ngữ với kế toán
- Chưa tự tin giao khoán cho cấp trung
- Chưa xây dựng được hệ thông báo cáo đồng bộ với kế hoạch
- Chưa chuẩn hóa quy chuẩn hạch toán, quy trình, biểu mẫu, quy chuẩn hồ sơ
- Đảo lộn sau mỗi lần thay đổi nhân sự
- Chủ yếu lo đối phó thuế
- Kế toán quản trị chưa được chú trọng
- Chưa biết cách lập kế hoạch và đối chiếu đồng bộ với báo cáo
21 TỬ HUYỆT KHIẾN DOANH NGHIỆP KHÓ LỚN!
Lập kế hoạch, báo cáo:- Không kế hoạch, đếm cua trong lỗ, thiếu lộ trình thực thi
- Không thể phân chia các gói chi phí, phân bổ chỉ tiêu phòng ban
- Báo cáo chung chung, áng chừng, thiếu đồng bộ và tùy hứng
- CEO không thể trao quyền, trợ lý chính mình
- Không nắm được nhân sự làm gì? Báo cáo gì?
- Các bộ phận đổ lỗi, đùn đẩy, nhân viên thụ động
- Thiếu quy trình bài bản, kế toán ngoài cuộc
- Quyết định cảm tính (cơ chế lương thưởng)
- Không có kế hoạch để kiểm soát
- Không có định mức để kiểm soát chi phí
- Không có quy trình, quy chuẩn, quy chế, chính sách, để kiểm soát
- Chưa chuẩn hóa, làm thủ công
- Rời rạc, chắp vá, thiếu kết nối
- Nhập nhằng tài chính cá nhân và công ty
- Sổ sách kế toán:
- CEO không biết giá trị sổ sách công ty
- CEO không thể đọc vị số liệu
- Sổ chợ, mớ bòng bong không biết gỡ từ đâu?
- Nhân sự thụ động, ra vào liên tục
- Đảo lộn sau mỗi lần thay đổi nhân sự
- Không biết đo lường, đánh giá nhân sự
- Nhân sự người nhà, thiếu năng lực
Nắm được những khó khăn mà các CEO phải đối mặt, BOS đã cho ra đời cuốn sổ tay QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DÀNH CHO CEO, KẾ TOÁN TRƯỜNG, KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Download miễn phí tại đây để quản trị doanh nghiệp bài bản và chuyên nghiệp hơn!
Tác giả Hà Quỳnh – MBA, CPA – Chủ tịch Học Viện BOS